Uncategorized
Đơn giản
137k Bitcoin của Mt.Gox trả nợ có thể được xả ra thị trường?



Coin
Đơn giản
Ví Blocto Wallet là gì? Hướng dẫn sử dụng ví Blockto Wallet trong 5 bước



Thị trường tiền mã hóa thường lâu nay không được coi là một kênh đầu tư an toàn, bởi đặc tính biến động rất mạnh về giá trị trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Dù Defi được hứa hẹn sẽ biến cryptocurrency trở thành một crypto assets trong một nền kinh tế mới, crypto space vẫn gặp rất nhiều cản trở trong quá trình kết nối với thị trường tài chính truyền thống.
Chính vì vậy, Stablecoin được coi như một giải pháp hữu hiệu, với đặc tính ‘stable’ trong khi vẫn mang trọn vẹn những ưu việt của một đồng tiền kỹ thuật số.
Tuy nhiên, khi nhắc đến Stablecoin thì phần lớn mọi người đều đang nhầm lẫn nó với đồng Tether ( USDT ) và thường mặc định Stablecoin có giá trị quy đổi 1:1 với Đô la Mỹ. Hoàn toàn sai lầm ! Trên thực tế, Tether chỉ là một trong hàng chục Stablecoin đang tồn tại trên thị trường.
Trong bài viết này, Zeu.sc sẽ giải thích định nghĩa Stablecoin là gì và giới thiệu cho mọi người 5 đồng Stablecoin nổi bật nhất hiện nay. Cùng bắt đầu nào !
Stablecoin là một loại tiền mã hóa được gắn với một tài sản có giá cả ổn định như tiền pháp lệnh, đá quý, hay thậm chí là một đồng tiền điện tử khác. Stablecoin cho phép chủ nhân chốt lãi và lỗ, chuyển giá trị ở mức ổn định nhất trên các blockchain ngang hàng. Cùng với việc tận dụng được những ưu điểm của công nghệ blockchain, người sử dụng không phải chịu biến động cao như các cryptocurrency khác.
Chính nhờ những ưu điểm của mình mà một số chính phủ trên thế giới đang nghiên cứu phát hành đồng Stablecoin riêng để kiểm soát thị trường tiền tệ.
Stablecoin chính là giải pháp để xử lý vấn đề gây đau đầu nhất với bất kỳ nhà đầu tư nào: ‘Sự biến động (volatility):
Các nhà đầu tư được phép chuyển Stablecoin để tránh những sự biến động của tiền điện tử mà không nhất thiết phải chuyển đổi sang Fiat.
Thật lòng mà nói, chẳng có một doanh nghiệp nào chấp nhận một phương thức thanh toán mà giá trị có thể dao động 20-30% chỉ trong tích tắc. Nhờ sự ra đời của một loại tiền ổn định như Stablecoin sẽ giúp cho tiền điện tử trở nên phổ biến hơn
Stablecoin đóng vai trò như một chiếc cầu, liên kết giữa thế giới tiền điện tử với các thể chế tài chính truyền thống.
Nói như CEO của Shapeeshift: ‘Stablecoin có tầm quan trọng như một cây cầu vậy. Bạn có thể xem nhẹ nó, nhưng nên nhớ rằng: chỉ có cây cầu ấy mới giúp bạn đi tới nơi tuyệt đẹp ở bờ bên kia thôi’.
Stablecoin được chia ra thành 3 loại: Đảm bảo bởi tiền pháp định, đảm bảo bởi tiền mã hóa và đảm bảo theo thuật toán:
Stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định sẽ thực hiện nhiệm vụ lưu trữ một loại tiền pháp định, chẳng hạn, mỗi BUSD sẽ được đảm bảo bởi 1 USD ngoài đời thực, coi như tài sản thế chấp. Sau đó, người sở hữu có thể chuyển từ tiền pháp định thành Stablecoin và ngược lại với một tỷ giá được giữ nguyên. Nếu giá Token chênh quá nhiều so với tiền pháp định cơ bản, các nhà kinh doanh lệch giá sẽ lập tức đưa về tỷ giá cố định.
Stablecoin đảm bảo bởi tiền mã hóa có cách thức hoạt động gần như tương tự với Stablecoin đảm bảo bởi tiền pháp định, chỉ khác đơn vị thế chấp là một đồng tiền mã hóa nào đó. Các Stabelcoin hoạt động bằng tiền mã hóa sử dụng các hợp đồng thông minh để tạo ra thêm và đốt tiền. Nhờ đó mà người dùng có thể tra cứu các hợp đồng này một cách độc lập với nhau, làm cho quy tình trở nên đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, một số stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa được điều hành bởi các tổ chức tự tri phi tập trungtrung (DAO), nơi cộng đồng có thể bỏ phiếu cho những thay đổi trong dự án. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải tham gia hoặc chỉ tin tưởng vào DAO để đưa ra quyết định tốt nhất.
Khác với 2 dạng trên, Stablecoin bằng thuật toán tiếp cận bằng cách loại bỏ nhu cầu dự trữ, thay vào các thuật toán và hợp đồng thông minh quản lý nguồn cung của một Token được phát hành, giống như chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương vậy. Mô hình này khá khó kiếm hơn so với vận hành bằng pháp định hay tiền mã hóa, do khó khăn trong quá trình vận hành.
Chính nhờ những ưu điểm của mình mà một số chính phủ trên thế giới đang nghiên cứu phát hành đồng Stablecoin riêng để kiểm soát thị trường tiền tệ.
Là một công cụ đầy ưu việt và linh hoạt cho các nhà đầu tư, Stablecoin mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội so với các đồng coin khác:
Dù có tiềm năng cực lớn trong lĩnh vực tiền mã hóa và có giá trị sử dụng trong tương lai, tuy nhiên Stablecoin vẫn đang mắc phải những nhược điểm cố hữu:
Các nhà đầu tư có rất nhiều cách khác nhau để phân loại các Stablecoin hiện nay trên thị trường, tùy theo góc nhìn cũng như kinh nghiệm thực tế của họ. Theo quan điểm của ZeusC.net, Stablecoin nên được phân loại theo ‘Collateral Ratio’
Lý do ư? vì tài sản thế chấp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giá stablecoin ổn định ở peg, bằng cách tạo ra một giá trị hoàn lại bằng tài sản dự trữ.
Như vậy, các loại Stablecoin sẽ bao gồm:
Đây chính là dạng Stablecoin đảm bảo bởi tiền pháp định mà mình đã có đề cập ở trên. 1 USDC được minted trên on-chain sẽ có một đồng đô la hoặc tài sản có giá trị tương đương dự trữ. Các Stablecoin phổ biến theo dạng này là USDC và USDT; đồng thời cũng là 2 Stablecoin phổ biến nhất trong Defi. Mặc dù có những quan ngại nhất định về vấn đề centralize. Tuy nhiên, hiện tại trong thế giới De fi thì USDC và USDT vẫn là hai loại phổ biến nhất.
FRAX của Frax Finance chính là ví dụ tiêu biểu cho dạng này, khi mà mỗi đồng Frax Minted trên thị trường chỉ có một phần giá trị dự trữ của nó được dự trữ bằng USDC. Biến động cũng như phần dự trữ còn lại của nó sẽ được hấp thụ bởi FXS ( Frax Shares và Governance Token của dự án )
Giá của FRAX vẫn giao động quanh peg $1 trong khoảng thời gian vừa qua
DAI chính là đại diện tiêu biểu nhất của dạng này trên thị trường. Về cơ bản, mỗi đồng DAI được minted trên thị trường thì sẽ có 1,5 -1,6$ giá trị được thế chấp trong Market Vault
Over – Corralated chính là một cách tiếp cận khá hay, trong bối cảnh Crypto là một thị trường có thanh khoản thấp, giúp mỗi DAI được backed bởi một lượng tài sản có giá trị lớn hơn tổng DAI Minted. Tuy nhiên, chính vì cơ chế này yêu cầu một lượng tài sản rất lớn, nên khó có thể mở rộng được quy mô một cách dễ dàng.
Đây chính là ví dụ của Stablecoin thuật toán, hay ví dụ là Basic Cash. Trong đó, Stable Coin của hệ thống sẽ được phát hành mà hoàn toàn không có tài sản thế chấp. Khi giá trị của BAC trên hoặc dưới Peg thì các thuật toán sẽ hỗ trợ cho việc co hẹp hoặc mở rộng nguồn cung. Mô hình này tham gia tích cực vào quá trình giữ ổn định giá của BAC để tìm kiếm các Incentitives có liên quan.
Nếu những thông tin mà mình đưa ra về định nghĩa Stablecoin là gì, cách thức hoạt động ra sao,… đã đủ để bạn quyết định xuống tiền đầu tư; thì sau đây là top 5 loại Stablecoin lớn nhất hiện nay để các bạn tham khảo. Danh sách này được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên, không theo thứ tự về giá cả của những đồng tiền này, vì chúng luôn giữ được sự ổn định qua thời gian.
Điểm nổi trội nhất của đồng Tether chính là việc nó được hỗ trợ bởi USD theo tỷ lệ 1:1, nghĩa là giá trị của Tether là tương đương với giá trị của USD.
Tether được phát hành bởi công ty Tether, có trụ sở chính tại Hongkong. USDT được xếp vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng trên CoinGecko từ ngày 29/9/2021, với vốn hóa $69.542.957.594 (9/2021). Dù được sử dụng rộng rãi, nhưng gần đây giới chuyên môn đã nổ ra hàng loạt tranh cãi về việc Tether dễ dàng thao túng tiền tệ thế chấp Fiat. Ngoài ra, Bitfinex, một sàn ‘ruột’ của USDT cũng là một Token ERC20.
Binanca, OKEx, HitBTC, Huobi Global, Gate.io, KuCoin, ZB, Kraken, Sushiswap,…
USDC là một stablecoin của Circl – Startup về công nghê thanh toán P2P (Peer to peer) và được bảo trợ bởi ngân hàng Goldman Sachs. Được giới thiệu lần đầu tại hội nghị Consensus của CoinDeck vào tháng 5/2018, tính đến 29/09/2021, USDC xếp thứ 8 trên bảng xếp hạng Coin Gecko. Tổng giá trị vốn hóa của USDC là $31.307.526.264 (9/2021). Đồng coin này còn được bảo chứng hoàn toàn bởi USD với tỉ giá 1:1.
Kraken, Binance, LBank, Sushiswap, OKEx, Uniswap, HitBTC, Huobi Global, Bitrue, KuCoin, CoinEx, Bittrex,…
BUSD chính là sản phẩm của Binance. Dưới liên doanh với Paxos, Bộ Dịch vụ và Tài chính bang New York (NYDFS) phê duyệt và quản lý. Đồng tiền này được ra mắt vào 5/9/2019, với kế hoạch sẽ kết hợp sự ổn định của Đô la Mỹ với công nghệ Blockchain. BUSD là loại tiền Fiat kỹ thuật số, phát hành dưới dạng ERC20, BEP-2, BEP-20 và hỗ trợ tỷ lệ 1:1 USD. Đến ngày 29/9/2021, BUSD xếp thứ 13 với vốn hóa thị trường khoảng $13.664.799.133 (9/2021).
Đây là một loại tiền điện tử phi tập trung ổn định và được thiết lập qua hệ thống DAI Stablecoin của Makers (MKR). Sử dụng giao dịch ký quỹ nhằm đáp ứng với sự thay đổi bất thường của thị trường và bảo toàn giá trị của đồng tiền so với các loại tiền tệ khác trên toàn cầu.
DAI được đảm bảo bởi các tài sản điện tử, được công khai trên Blockchain Ethereum. Tính đến thời điểm ngày 29/09/2021, DAI xếp hạng thứ 26 trên CoinGecko với vốn hóa thị trường khoảng 6.193.166.039 USD
Phát hành bởi True Coin – một công ty Hoa Kỳ bởi các cựu kỹ sư Google Rafael Cosman và Stephen Kade, Danny An. Hiện tại, TUSD đang được quản lý bởi những cựu thành viên của Google, UC Berkley và PwC.
Tính đến thời điểm ngày 29/09/2021, TUSD xếp hạng thứ 77 trên CoinGecko với vốn hóa thị trường khoảng $ 1,468,464,669.
Kết luận
Stablecoin là một loại crypto currency, với đặc tính tách biệt hẳn khỏi tính chất ‘ liều ăn nhiều ‘ của các crypto khác, đồng thời vẫn mang trọn vẹn những ưu điểm cảu một đồng tiền dựa trên công nghệ blockchain. Mỗi loại stablecoin thường được đảm bảo bởi một trong 3 nhân tố: tiền pháp định, tiền mã hóa, hoặc thuật toán.
Stablecoin được phân ra làm 4 loại chính:
Top 5 đồng Stablecoin phổ biến nhất hiện nay để anh em tham khảo:
Ngoài ra, anh em cũng đừng quên đăng ký và tham gia vào các nhóm channel của Zeusc để trao đổi và cập nhật thông tin mới nhất về thị trường crypto nhé.
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/zeusc.net
FAQ
Đương nhiên là có rồi ! Stablecoin được thế chấp bởi tiền pháp định nên cho phép các nhà đầu tư chuyển đổi lại thành Bitcoin và Altcoin mọi lúc, mọi nơi.
Stablecoin là một tài sản tự định giá, quyết định bởi cung cầu. Vì thế nên việc định giá Stablecoin tương tự như hình thức cố định giá đồng tiền pháp định. Đòi hỏi nhà phát hành phải có kiến thức tài chính rất tốt để chống lại sự đầu cơ hay một đội ngũ các chuyên gia dày dặn để đối phó các rủi ro.
Ngoài phần định nghĩa về Stablecoin là gì ở phần mở đầu, mình muốn bổ sung thêm một vài thông tin nhằm làm rõ hơn về sự hình thành và phát triển cảu Stablecoin từ 2013 đến nay.
Stablecoin thật sự bùng nổ vào 2018 với 36 dự án xuất hiện trước công chúng, và chiếm hơn 54% tổng số Stablecoin được ghi nhận ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, rất nhiều ‘ông lớn’ nhưu J.P.Morgan; Facebook đều đang phát triển dự án Stablecoin của riêng mình. Chính vì vậy Stablecoin được xem như một khoản đầu tư vô cùng tiềm năng cho tương lai.
Chủ đề liên quan