Uncategorized
Đơn giản
137k Bitcoin của Mt.Gox trả nợ có thể được xả ra thị trường?



Coin
Đơn giản
Ví Blocto Wallet là gì? Hướng dẫn sử dụng ví Blockto Wallet trong 5 bước



KYC là gì? Một khái niệm vô cùng quen thuộc với những anh em đã đăng ký tài khoản trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của cụm từ này, đặc biệt là những anh em mới đăng ký tài khoản để giao dịch trên sàn. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, team ZeusC sẽ giải đáp cho anh em hiểu rõ hơn về cụm từ KYC và hướng dẫn thực hiện quy trình xác minh KYC thành công. Cùng theo dõi nhé!
KYC (Viết tắt của Know Your Customer) có nghĩa là hiểu khách hàng của bạn. Nếu anh em đã từng mở một tài khoản trên sàn giao dịch tiền điện tử thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ với quy trình kiểm tra KYC. KYC sẽ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tài chính thu thập thông của nhằm giúp xác minh danh tính khách hàng của họ.
Việc KYC này sẽ giúp kiểm soát tình trạng rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc gian lận và chuyển tiền bất hợp pháp.
KYC là cách tiếp cận chủ động phản ứng. Tức nhà cung cấp dịch vụ tài chính sẽ lấy chi tiết thông tin khách hàng của họ khi tiến hành mở tài khoản và trước khi thực hiện các giao dịch tài chính. Trong trường hợp, tài khoản có thể được tại mà không cần KYC tuy nhiên sẽ bị hạn chế một vài chức năng. Ví dụ cụ thể như sàn Binance cho phép người dùng mở tài khoản nhưng lại hạn chế giao dịch và số lượng nạp rút nếu như tài khoản đó chưa được xác minh KYC.
Để tiến hành KYC tài khoản, anh em sẽ cần cung cấp một số loại giấy tờ sau:
Bên cạnh xác minh danh tính của khách hàng, việc xác nhận vị trí và địa chỉ cũng rất quan trọng. Các loại giấy tờ tùy thân mới chỉ cung cấp những thông tin cơ bản như tên và ngày tháng năm sinh, nơi anh em đóng thuế cũng có thể là thông tin quan trọng. Để hoàn tất quá trình KYC, anh em sẽ phải điền thông tin qua nhiều giai đoạn. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cũng sẽ tiến hành xác minh lại danh tính khách hàng theo từng định kỳ.
Do đặc tính ẩn danh, vì thế tiền mã hóa thường được các đối tượng xấu sử dụng để rửa tiền bất hợp pháp hoặc trốn thuế. Nếu khắc phục được vấn đề này thì tiền mã hóa cải thiện danh tiếng cũng như đảm bảo được các khoản thuế được nộp đúng hạn. Và có 3 lý do dưới đây sẽ cho anh em thấy rõ được tầm quan trọng của KYC trong lĩnh vực tiền điện tử.
Các giao dịch trong blockchain là không thể thay đổi và sẽ không có quản trị viên nào trợ giúp nếu anh em mắc sai lầm. Điều này có nghĩa tiền mã hóa sẽ bị đánh cắp hoặc chuyển đi mà không thể lấy lại được.
Tiền điện tử khá ẩn danh. Vì vậy anh em không cần gửi bất kỳ thông tin cá nhân nào để mở một ví tiền mã hóa.
Quy định về thuế và tính hợp pháp của tiền điện tử đến nay vẫn chưa rõ ràng ở nhiều quốc gia.
Mặc dù KYC có thể khiến thời gian thiết lập tài khoản bị lâu hơn nhưng nó lại là giải pháp mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. KYC có tác động đáng kể đến việc giữa tiền và phòng chống tội phạm tương đối hiệu quả.
Một số đối tượng cụ thể cần tuân thủ yêu cầu KYC như:
Tóm lại, anh em muốn mở bất kỳ tài khoản nào dù là truyền thống hay điện tử thì cũng đều phải tuân thủ KYC. Đặc biệt đối với tài khoản ngân hàng trong đó có tài khoản ATM, tài khoản ngân hàng điện tử sẽ có mức độ yêu cầu KYC khắt khe và cao hơn nhiều so với các loại tài khoản khác.
Trong một số lĩnh vực khác, quy trình KYC cũng là cách để hiểu rõ hơn về khách hàng. Đây là yếu tố rất cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng sắp xếp và phân loại khách hàng nhằm nâng cao trải nghiệm và chất lượng phục vụ. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp định danh khách hàng và kiểm soát những rủi ro, gian lận, lừa đảo có thể xảy ra.
Hiện nay, quy trình xác minh KYC sẽ bao gồm những bước cơ bản sau:
Ở bước này anh em sẽ điền vào form khai thác thông tin cơ bản như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, nơi thường trú, nơi tạm trú, số điện thoại, … Các loại giấy tờ dùng để xác minh cần có hiệu lực và còn nguyên vẹn để việc thẩm định hồ trơ được thuận lợi.
Lúc này, các tổ chức tài chính sẽ yêu cầu anh em cung cấp thêm CMND, căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu nhằm đối chiếu với thông tin đã khai ở bước 1 để đảm bảo tính chính xác.
Trước đây, phía giao dịch viên sẽ trực tiếp kiểm tra giấy tờ chứng minh và nhập vào hệ thống. Tuy nhiên sau này các ngân hàng đã áp dụng công nghệ nhận dạng chữ viết để đẩy nhanh quá trình xác minh dữ liệu.
Sau khi đã có dữ liệu xác minh của khách hàng, các tổ chức tài chính có thể đối chiếu với cơ sở dữ liệu nội bộ và bên thứ 3 để chấm điểm tín dụng, đánh giá rủi ro và xác thực kỹ hơn thông tin mà khách hàng đã khai báo. Sau đó mới đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối giao dịch khách hàng.
Ngay từ khi mới xuất hiện, tiền điện tử đã tập trung vào tính phi tập trung và không bị ràng buộc bởi các bên trung gian. Bất kỳ ai cũng có thể tạo ví và lưu trữ tiền điện tử mà không cần cung cấp thông tin về bản thân. Tuy nhiên, chính lợi thế này mà nhiều kẻ xấu đã sử dụng tiền điện tử thành phương tiện rửa tiền phổ biến.
Chính phủ và các cơ quan quản lý thường yêu cầu các sàn giao dịch hoàn thành kiểm tra KYC với chính khách hàng của mình. Việc triển khai KYC cho tiền mã hóa rất khó thì việc thực thi quy trình KYC trên các dịch vụ đổi tiền pháp định sang tiền ảo lại dễ dàng hơn nhiều.
Kết luận
KYC là quy trình tiêu chuẩn trong ngành dịch vụ tài chính và giao dịch tiền điện tử. Các hình thức của KYC tuy sẽ mất một chút thời gian để thực hiện nhưng đổi lại là sự an toàn cho chính tài sản của người dùng. Hy vọng với những chia sẻ của team ZeusC về khái niệm KYC là gì đã giúp anh em có cái nhìn rõ hơn về khái niệm này trong lĩnh vực Cryptocurrency nói riêng và trong lĩnh vực tài chính nói chung.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay vướng mắc nào về bài viết, anh em có thể để lại bình luận xuống phía dưới, đội ngũ ZeusC sẽ hỗ trợ giải đáp.
Anh em cũng đừng quên ký và tham gia vào các nhóm channel của Zeusc để trao đổi và cập nhật thông tin mới nhất về thị trường crypto.
Chủ đề liên quan