Uncategorized
Đơn giản
137k Bitcoin của Mt.Gox trả nợ có thể được xả ra thị trường?



Coin
Đơn giản
Ví Blocto Wallet là gì? Hướng dẫn sử dụng ví Blockto Wallet trong 5 bước



Sau đồng Bitcoin, Ethereum chính là đồng tiền kỹ thuật số nhận được sự quan tâm, tò mò của đông đảo anh em mới tham gia thị trường crypto. Vậy Ethereum là gì? cơ chế hoạt động của nó ra sao và có nên đầu tư vào ETH hay không? Tất cả những câu hỏi này sẽ được team ZeusC giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Ethereum (viết tắt ETH) là một nền tảng phần mềm mã nguồn mở, phi tập trung dựa trên các chuỗi khối. Nền tảng này cho phép người dùng sử dụng hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung giúp thực hiện các giao dịch nhanh chóng hơn, ngăn ngừa những hành vi lừa đảo, gian lận.
Ethereum được đánh giá là có khả năng hơn so với Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. Ethereum có thể triển khai các mã của riêng mình và tương tác với các ứng dụng do người khác tạo.
Ethereum cho phép khởi chạy tất cả các loại chương trình phức tạo nhờ vào tính linh hoạt của nó.
Vào tháng 10 năm 2013, Vitalik Buterin là một lập trình viên trẻ tuổi, tài năng và rất đam mê Bitcoin đã đề xuất giải pháp cải tiến dự án Mastercoin, nay là OmniLayer.
Trong bản thảo đề xuất, Vitalik Buterin đã đưa ra những giải pháp cho phép MasterCoin hỗ trợ được nhiều loại hợp đồng hơn mà không cần thêm các tính năng phức tạp.
Mặc dù giải pháp này được đội ngũ của MasterCoin đánh giá rất cao, xong họ đã không áp dụng giải pháp này vào dự án.
Sau khi bị MasterCoin từ chối, Vitalik đã không từ bỏ và vẫn tiếp tục nghiên cứu. Sau đó, anh nhận thấy rằng: các hợp đồng thông minh có thể được khái quát hóa hoàn toàn.
Tháng 11/2013, Vitalik chia sẻ bản whitepaper phác thảo của Ethereum. Chỉ sau vài ngày, bản phác thảo này đã nhanh chóng được đông đảo người truy cập và đưa ra những phản hồi giúp Vitalik hoàn thiện hơn bản whitepaper cho Ethereum.
Nhờ việc chia sẻ bản phác thảo whitepaper, Vitalik đã có thêm Gavin Wood là cộng sự mới cùng tham gia xây dựng Ethereum. Gavin Wood đã chủ động liên hệ với Vitalik và đề nghị giúp đỡ dự án của anh bằng kỹ năng lập trình C++ của mình.
Vào mùa hè năm 2014, Gavin Wood công bố yellow paper cho Ethereum. Và cũng trong khoảng thời gian này, Vitalik cũng ra thông báo rằng Ethereum đã được phát triển bởi tổ chức phi lợi nhuận của Ethereum Foundation.
Sau hơn một năm xây dựng và phát triển, khối (block) đầu tiên của Ethereum đã được khai thác vào tháng 06/2015. Sự kiện này đã đánh dấu sự hình thành chính thức của Ethereum Blockchain – một trong những chuỗi khối có tầm quan trọng nhất trong hệ sinh thái điện tử ngày nay.
Ethereum đi vào hơn động được gần một năm, bắt đầu hình thành hệ sinh thái của mình, trong đó tiêu biểu nhất là dự án The DAO. Đây là dự án được đầu tư theo mô hình phi tập trung đầu tiên được xây dựng trên Ethereum.
DAO được thành lập và bắt đầu gọi vốn vào tháng 05/2016 với tổng giá trị đạt tới 150 triệu đô la. Tuy nhiên, sau 1 tháng, DAO gặp phải sự cố cực kỳ nghiêm trọng khiến cho chuỗi khối Ethereum bị chia tách sau này. Đó là sự cố The DAO Hack.
Ngày 17/06/2016, một hacker đã kích hoạt lỗ hổng chia tách trong mã code của The DAO smart contract. Hacker đã thành lập một child DAO từ chính The DAO, sau đó chuyển đi khoảng 50 triệu đô vào ví của child DAO.
Trong smart contract của The DAO quy định: Số tiền trong ví phải bị khóa 28 ngày trước khi chủ sở hữu ví chính thức có quyền sử dụng.
Vì thế, khi vị bị chia tách từ The DAO thành Child DAO sẽ có cùng cấu trúc smart contract với The DAO. Khi đó 50 triệu đô trong ví child DAO cũng phải chờ 28 ngày trước khi hacker có toàn quyền sử dụng số tài sản.
Trước tình cảnh này, Vitalik đã đưa ra giải pháp thông qua bản đề xuất soft fork nhằm ngăn chặn tất cả các giao dịch từ địa chỉ ví The DAO và child DAO. Đồng thời, Vitalik cũng kêu gọi các thợ đào vẫn xác nhận giao dịch như bình thường và sẵn sàng cài đặt khi bản soft fork đã được thông qua.
Việc cài đặt bản soft fork khiến cho hacker không thể rút tiền sau 28 ngày chờ đợi.
Bitcoin và Ethereum có nhiều điểm tương đồng với nhau vì cùng được phát triển trên nền tảng Blockchain. Mặc dù vậy, hai đồng tiền điện tử lớn nhất nhì này vẫn có điểm khác biệt lớn về mục đích sử dụng và công nghệ cốt lõi.
Về số lượng, Bitcoin chỉ có thể đào tối đa là 21 triệu BTC, còn Ethereum, là vô hạn.
Ngoài ra, nền tảng của ETH cũng được tối ưu hơn so với BTC như:
Ethereum hoạt động như một nền tảng phần mềm mở của Blockchain, được lưu trữ ở nhiều máy tính trên khắp thế giới.
Về cơ bản, Blockchain của ETH cũng tương tự như các Blockchain khác, được cấu thành bởi mạng lưới các máy tính hay còn gọi là nodes.
Để tham gia vào mạng lưới, các node cần phải cài đặt một phần mềm Ethereum Client.
Sau khi đã cài đặt Ethereum Client cũng đồng nghĩa với việc các node sẽ chạy một chương trình máy ảo là Ethereum Virtual Machine (EVM), lúc này EVM sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng thông minh.
Khi các nhà phát triển muốn xây dựng ứng dụng phi tập trung trên ETH họ cần triển khai các smart contract thông qua ngôn ngữ lập trình Solidity.
Để kích hoạt việc thực thi các hoạt động như smart contract, lệnh giao dịch, … mạng lưới sẽ cần đến một lượng Gas nhất định hay còn gọi là phí gas. Phí Gas trong mạng lưới Ethereum sẽ được thanh toán bằng đồng kỹ thuật số là ETH
Khi giao dịch được thực thi thì cũng là lúc cần xác nhận giao dịch có hợp lệ hay không. Và Miner Node sẽ đảm nhận nhiệm vụ xác nhận này.
Để mạng lưới được vận hành độc lập và nhất quán thì các Miner Node phải cần tuân theo luật động thuận là Consensus. Ethereum sẽ dùng cơ chế đồng thuận tên là Proof of Work (PoW) , tức các miner nodes phải chứng minh được công việc họ đã hoàn thành và thông báo đến toàn mạng lưới. Sau đó các miner nodes khác sẽ xác nhận xem bằng chứng này có được coi là hợp lệ hay không. Công việc cụ thể là:
Khi bằng chứng được thông qua thì dữ liệu sẽ được ghi vào blockchain của ETH và không thay đổi được nữa.
Hiện nay, có 3 cách để anh em sở hữu tiền ảo Ethereum
Hiện nay giá của Ethereum bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng lại ít chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế và tài chính. Tuy nhiên, Ethereum vẫn chịu ảnh hưởng bởi một vài yếu tố như:
Đồng ether là gì? ETH hay Ether (ETH) là đồng điền điện tử chính thức của chuỗi khối Ethereum. Trong mạng lưới của Ethereum, ETH đóng vai trò như nhiên liệu để thực thi các hoạt động liên quan đến giao dịch.
Nói một cách dễ hiểu hơn: Chuỗi khối Ethereum như một cỗ máy. Cỗ máy này vận động trơn tru được thì phải cần đến nhiên liệu là ETH.
Đồng ETH được sử dụng với mục đích như sau:
Phí Gas: ETH được dùng để thanh toán phí Gas trong mạng lưới Ethereum. Nếu mạng lưới quá tải thì phí Gas sẽ tăng tăng và ngược lại. Tuy nhiên, phí Gas ở mức bình thường khá rẻ chỉ ở mức $0.2 – $0.7 rẻ hơn giao dịch BTC rất nhiều.
Vào cuối năm 2020 do trào lưu Uniswap, Yield farming nở rộ. Lượng người sử dụng các dịch vụ trên Ethereum cũng nhiều hơn, dẫn tới phí gas tăng cao hơn ở mức 20-30$ cho một giao dịch.
Đến năm 2021, vấn nạn MEV xảy ra khi các thợ đào bắt đầu lợi dụng quyền hạn của mình để ưu tiên chọn giao dịch chịu mức trả phí cao hơn, không theo tuần tự như trước. Vì thế đã dẫn tới tình trạng các bot thu nhau trả gas cao hơn để được giao dịch vào block. Điều này một lần nữa đẩy khí gas lên cao hơn mức bình thường là 50-60$.
Tuy nhiên ngay sau đó, các biện pháp để giải quyết MEV đã được ra đời giúp cho gas trở về mức giá bình thường.
Phí khác: ETH dùng làm phí để trả cho các dịch vụ khác.
Phần thưởng khối: Ethereum sử dụng luật đồng thuận Proof of Work, vì vậy phần thưởng khối trong mạng lưới sẽ là ETH. Ban đầu phần thưởng khối chủ ở mức 5 ETH, sau qua nhiều lần thay đổi đến nay phần thưởng khối hiện tại là 2 ETH cho mỗi block.
Hiện tại, anh em có thể theo dõi giá trị của đồng Ethereum (ETH) trên https://coinmarketcap.com/
Tại đây, giá của ETH sẽ được cập nhật liên tục.
Coinmarketcap sẽ giúp anh em nắm bắt được thông tin về giá real-time hoặc Token Metric của một project nào đó.
ETH được chạy trên nền tảng riêng, chính vì thế để lưu trữ đồng coin này anh em sẽ sử dụng ví Ethereum để lưu trữ, giao dịch coin.
Ví Ethereum sẽ là một chuỗi các ký thực và thường bắt đầu với “Ox”. Ví dụ như: 0xBE0eB53F46cd569Cd13851d9THf43D12404d33E0
Để truy cập vào trong ví anh em cần có một chuỗi ký tự gọi là Private Key. Private Key trên blockchain sẽ không bị thay đổi, do đó anh em cần lưu giữ Private Key này cẩn thận.
Ngoài ra anh em có thể lưu trữ ETH coin tại:
Trong các loại ví lưu trữ ETH, Ví cứng được xem là an toàn nhất tuy nhiên lại không tiện lợi. Trong khi các loại ví mobile hay web thì lại rất sẽ bị tấn công. Do đó việc bảo mật thông tin điều rất cần thiết. Một số yếu tố ảnh em cần lưu ý để tự bảo vệ tài sản của mình như:
Anh em tuyệt đối không lưu private key, seed phrase trên thiết bị máy tính mà nên ghi lại ra giấy cất ở một nơi an toàn.
Nên kiểm tra kỹ địa chỉ web các ví Ethereum trước khi thực hiện đăng nhập địa chỉ ví.
Không nhấp vào những quảng cáo trên google hoặc các web giả mạo.
Trước khi thực hiện giao dịch luôn kiểm tra kỹ càng sau đó mới chuyển tiền. Một khi tiền đã chuyển đi rồi sẽ không thể nào lấy lại được.
Tuyệt đối không đăng nhập địa chỉ ví bằng wifi công cộng ở các quán cafe hay khách sạn, …
Không truy cập vào những đường link, web không uy tín dễ bị keylock, virus.
Luôn sử dụng bảo mật 2FA cho ứng dụng ví.
ERC (Ethereum Request for Comments) là bộ quy tắc chuẩn được đưa ra để triển khai token trên mạng lưới của Ethereum. Các bộ tiêu chuẩn này được sử đưa ra bởi các nhà phát triển các hợp đồng thông minh trên Blockchain của Ethereum.
Trước khi trở thành tiêu chuẩn và được áp dụng rộng rãi trên khối Ethereum, ERC đã phải sửa đổi và được chấp nhận bởi cộng đồng thông qua EIP.
ERC20 là gì? ERC20 là bộ danh sách quy tắc, quy định dành cho việc phát hành token trên nền tảng Ethereum, được Vitalik Buterin đề xuất vào tháng 06/2015.
Sự ra đời của tiêu chuẩn ERC20 đã giúp nhà phát triển có bộ chuẩn khung khi triển khai các Fungible Token trên nền tảng Ethereum. Ngoài ra, ERC khiến cho việc tạo token trên chuỗi khối của Ethereum cũng trở nên dễ dàng hơn.
Dưới đây là 6 số bộ quy tắc và 3 bắt buộc của ERC20
6 quy tắc bắt buộc
3 quy tắc không bắt buộc
ERC721 là gì? ERC721 là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho phát hành Non-Fungible Token (NFTs) trên nền tảng ETH. Bộ tiêu chuẩn này được William Entriken, Dieter Shirley, Jacob Evans và Nastassia Sachs đề xuất hồi tháng 01/2018.
FTs là viết tắt của cụm từ Non-Fungible Token, tức một loại token đại diện cho những thứ độc nhất. Vì thế, một NFT không thể hoán đổi hoặc bị thay thế bởi một NFT khác.
Nhờ có tiêu chuẩn ERC721 này các nhà phát triển trên Ethereum đã mở ra hệ sinh thái mới về dapps sử dụng các NFTs. Sản phẩm đầu tiên là CryptoKitties – một DApps nuôi mèo trên nền tảng Ethereum đã gây sốt trong cộng đồng.
Là tiêu chuẩn đưa ra nhằm cải thiện các vấn đề của ERC20 gặp phải và nó đang được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ soán ngôi của ERC20 bởi nhiều tính ưu việt hơn.
Là bộ tiêu chuẩn dành cho nhiều loại token bao gồm Non-Fungible Token và Fungible Token. Đây có thể được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa tiêu chuẩn ERC20 và ERC721.
Anh em có thể theo dõi thông tin về Ethereum nhanh và chính xác nhất tại:
Kết luận
Như vậy mình đã chia sẻ xong tới anh em những thông tin cơ bản nhất về đồng tiền điện tử thứ hai thế giới. Hy vọng thông qua bài viết này anh em có thể hiểu rõ hơn về khái niệm ethereum là gì và tự mình nhận ta cơ hội và rủi ro khi đầu tư vào đồng tiền điện tử này.
Anh em đừng quên đăng ký và tham gia vào các nhóm channel của Zeusc để trao đổi và cập nhật thông tin mới nhất về thị trường crypto.
FAQ
Ethereum vẫn là một nền tảng tiềm năng, xét tổng thể thị trường này vẫn sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong tương lai gần. Tuy nhiên sự biến động về giá có thể khiến nhiều anh em bị thua lỗ nhưng đó là những rủi ro khi chấp nhận đầu tư.
Tuy nhiên, cơ hội để kiếm tiền từ thị trường này vẫn chưa bao giờ hết hết. Đặc biệt vào hồi tháng 11, 12 năm 2017 đã có rất nhiều anh em giàu lên nhanh chóng khi đầu tư vào Ethereum.
Việc quyết định đầu tư vào đồng ETH nói riêng hay các đồng coin khác trên thị trường nói chung đều là sự lựa chọn của anh em. Việc đầu tiên là anh em cần trang bị kiến thức để tìm hiểu và tự đánh giá tiềm năng của đồng coin đó trước khi xuống tiền.
Hiện Ethereum đang là đồng coin lớn thứ 2 chỉ sau BTC, hơn nữa nền tảng của đồng coin này trong tương lai vẫn rất lớn.
Đội ngũ phát triển của Ethereum vẫn đang ngày đêm làm việc để không ngừng hoàn thiện nền tảng. Đây cũng có thể được xem là dấu hiệu tốt để anh em lựa chọn và tin tưởng vào Ethereum.
Chủ đề liên quan