Uncategorized
Đơn giản
137k Bitcoin của Mt.Gox trả nợ có thể được xả ra thị trường?



Coin
Đơn giản
Ví Blocto Wallet là gì? Hướng dẫn sử dụng ví Blockto Wallet trong 5 bước



Ethereum là nền tảng đang được đa số các nhà phát triển ứng dụng phi tập trung (DApps) chọn mặt gửi vàng. Nhưng cũng chính sự tăng trưởng nhanh chóng của các ứng dụng này đã khiến mạng lưới bộc lộ nhiều vấn đề, mà tiêu biểu là phí gas cao và thường xuyên tắc nghẽn nghiêm trọng.
Trong khi một số người tin rằng cách tốt nhất để mở rộng quy mô Ethereum là thông qua các chỉnh sửa và nâng cấp, một số người khác lại theo đuổi lộ trình được gọi là các giải pháp layer 2.
Trong số đó, một giải pháp được gọi là Arbitrum đã bắt đầu tạo ra được tiếng vang trong cộng đồng.
Ý chính:
Arbitrum là một giải pháp layer 2 được phát triển để cải thiện các smart contract Ethereum về tốc độ và khả năng mở rộng, cùng lúc bổ sung các tính năng bảo mật.
Nền tảng được thiết kế để cho phép các nhà phát triển vẫn được hưởng lợi từ bảo mật layer 1 tuyệt vời của Ethereum trong khi dễ dàng chạy các hợp đồng EVM không sửa đổi và các giao dịch Ethereum trên layer 2.
Hiện Arbitrum không phát hành token riêng của nền tảng. Theo các nhà phát triển dự án: “Không có token Arbitrum và chúng tôi không có ý định tạo ra nó. Các smart contract trên Arbitrum có thể sử dụng bất kỳ token nào dựa trên Ethereum. Chúng tôi quyết định không cần tạo thêm một token nữa.
Sử dụng công nghệ rollups để ghi lại các giao dịch đã gửi trên chuỗi chính Ethereum, Arbitrum thực hiện chúng trên một sidechain layer 2 chi phí thấp, có thể mở rộng trong khi tận dụng Ethereum để đảm bảo kết quả chính xác. Nghĩa là để cải thiện tốc độ và hiệu quả, layer 2 sẽ xử lý phần lớn quá trình giao dịch và kết quả của việc đó sẽ được ghi lại trên chuỗi chính.
Ngoài Arbitrum, hàng chục dự án tương tự khác cũng đang tìm cách khắc phục những hạn chế của Ethereum. Tuy nhiên, sự khác biệt của Arbitrum nằm ở:
Ở cấp bytecode, Arbitrum được coi là một trong những công cụ tổng hợp tương thích với EVM nhất và bất kỳ ngôn ngữ nào có thể biên dịch sang EVM đều hoạt động hiệu quả. Ví dụ như Solidity và Vyper.
Điều này tạo điều kiện cho các nhà phát triển không cần phải hiểu rõ về một ngôn ngữ mới trước khi xây dựng trên Arbitrum.
Đội ngũ phát triển Arbitrum đang cố gắng hết sức để giảm thiểu rào cản gia nhập khi tiến hành xây dựng giải pháp layer 2 của họ. Cụ thể, họ đã tạo ra tài liệu phát triển toàn diện cho Arbitrum và các nhà phát triển có thể bắt đầu sử dụng công cụ hiện có cho Ethereum. Các nhà phát triển không cần phải tải xuống bất kỳ thứ gì cho Arbitrum. Ví dụ như plugin hay các trình biên dịch kiểu Truffle hoặc Hardhat
Là 1 giải pháp layer 2, Arbitrum được thiết kế để giúp giảm thiểu chi phí, đồng thời tăng cường thông lượng giao dịch của Ethereum.
Nhờ hiệu quả của công nghệ rollups, Arbitrum vẫn cung cấp đủ ưu đãi cho các validator trong khi có thể cắt giảm phí xuống chỉ bằng một phần rất nhỏ so với Ethereum.
Arbitrum đã chạy một số testnet kể từ tháng 10 và hiện đang hoạt động trên mainnet dành cho các nhà phát triển. Sau khi chạy testnet vào tháng 10 Không giống như nhiều giải pháp mở rộng quy mô layer 2 khác, Arbitrum không có token tiện ích gốc của riêng mình.
Arbitrum đã và đang làm việc với nhiều dự án cơ sở hạ tầng và DApp Ethereum, bao gồm Uniswap, DODO, Sushi và hàng chục dự án khác.
Stablecoin là mảnh ghép không thể thiếu ở mỗi hệ sinh thái. Ngoài việc theo dõi lượng stablecoin trong hệ sẽ nắm được dòng tiền trong hệ, thì các giao thức stablecoin DeFi như MakerDAO còn mang tới khả năng tối ưu vốn tốt cho các tài sản trong hệ. Vì vậy để bắt đầu nhìn vào hệ Arbitrum, mình sẽ cùng anh em đi qua mảng stablecoin đầu tiên.
Hiện tại, trên Arbtrium đang có 3 đồng stablecoin chính: USDT, USDC và DAI (chưa bắt đầu khởi chạy do MakerDAO trên Arbitrum chưa đi vào hoạt động).
Về cơ bản, điều kiện cần cơ bản về stablecoin đã được hệ sinh thái Arbitrum đáp ứng với hai stablecoin USDT và USDC đã có thể được bridge từ Ethereum qua, thông qua Celer Bridge và bridge Arbitrum (và nhiều bridge khác đang trong quá trình phát triển).
Hiện tại, trên Arbitrum đang có 10 AMM DEX, trong đó có 7 AMM DEX đã bắt đầu đi vào hoạt động và 3 DEX chưa hoạt động, bao gồm:
Đã hoạt động: Uniswap, Sushiswap, Dododex, Curve Finance, Balancer, Swapr, Unidex.
Chưa hoạt động: DeGate, Dfyn, HaloDAO.
Nhìn vào lượng AMM DEX đông đảo này, anh em có thể thấy rằng, mảnh ghép AMM DEX trên hệ sinh thái này đã đầy đủ và đủ điều kiện để bắt đầu tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, đa số các AMM đó là các giao thức di chuyển từ Ethereum qua như Uniswap, Sushiswap, Dodo, Curve, Balancer. Bởi vậy, việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trong hệ sinh thái này của mảng AMM DEX là không hề dễ dàng, mà chúng ta nên coi đây là nền móng vững chắc để hệ sinh thái phát triển các mảng khác, và tìm kiếm cơ hội trong các mảng đó.
Thời gian tới, nếu muốn kích thích thanh khoản ở trên Arbitrum ở mảng AMM DEX, một yếu tố không thể thiếu là các incentives cho cung cấp thanh khoản.
Rất có thể sắp tới, các protocol lớn như Uniswap, Sushiswap sẽ mở chương trình Liquidity Mining trên Arbitrum, từ đó thu hút thanh khoản của LPs lên nền tảng này. Các protocol lớn cũng sẽ rất muốn họ có nhiều người dùng trên Arbitrum, bởi với lượng phí giao dịch rẻ, protocol sẽ có thêm nhiều người dùng và nhiều doanh thu.
Lending & Borrowing là một thành phần vô cùng quan trọng trong bất cứ hệ sinh thái nào, bởi các protocol này cho phép dòng tiền trong hệ được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
Điều này có nghĩa là, có thể lượng tiền trong hệ không quá nhiều, nhưng nếu hiệu quả sử dụng vốn cao, thì hệ sinh thái vẫn có được sự tăng trưởng ấn tượng. Hơn nữa, những người nắm giữ các tài sản tiền điện tử sẽ muốn tạo thu nhập thụ động từ tài sản đó chứ không chỉ muốn hold.
Hiện tại, mảng vay và cho vay đang có 5 protocol chính nhưng đa số còn chưa hoạt động trên Arbitrum:
Hiện tại mới chỉ có hai protocol Lending trên Arbitrum – Cream Finance và WePiggy. TVL của hai protocol này trên Arbitrum hiện tại cũng chỉ mới dừng ở con số $27M (Cream Finance mới mainnet trên Arbitrum khoảng một ngày trước).
Tuy nhiên trong thời gian tới, khi 2 protocol Lending lớn trên Ethereum khởi chạy chính thức trên Arbitrum – Aave và MakerDAO – người dùng trên Arbitrum sẽ có các protocol lending uy tín để sử dụng. Khi đó, mảng lending trên Arbitrum sẽ đáp ứng được thêm một điều kiện để tăng trưởng.
Nhận định: Sắp tới các protocol lending lớn mainnet trên Arbitrum, điều này có 3 ý nghĩa như sau:
Có lẽ mảng Derivatives là mảng có nhiều mảnh ghép nhất trên Arbitrum. Hiện tại, đã có 12 mảnh ghép nằm ở các nhánh khác nhau, từ Options, Perpetual tới Margin Trading.
Các dự án nằm trong mảng Options gồm có:
Các dự án nằm trong mảng Perpetual bao gồm:
Ngoài ra, nền tảng Arbitrum còn có một dự án nằm trong mảng Margin Trading là Amy Finance (dự án chưa chạy trên Arbitrum).
Ngoài hai dự án chưa rõ TVL trên nền tảng Arbitrum là Cap và Unidex, thì tổng lượng TVL của các dự án có thông số về TVL chỉ ở khoảng tương đối khiêm tốn. Trong đó:
Các ứng dụng Bridge đóng một phần vô cùng quan trọng đối với các hệ sinh thái mới, bởi đây là công cụ giúp dòng tiền có thể chuyển vào hệ sinh thái. Các ứng dụng bridge được xây dựng tốt là yếu tố tiên quyết giúp hệ sinh thái đón dòng tiền vào trong hệ. Hiện tại, đang có 6 ứng dụng đã và sẽ phát triển cầu nối giữa Arbitrum với Ethereum và các hệ sinh thái khác:
Bridge Arbitrum đang là giải pháp chính cho các investors sử dụng để đưa dòng tiền lên Arbitrum, và cũng là sản phẩm của chính đội ngũ phát triển Arbitrum xây dựng.
Bởi vậy, đây là giải pháp khá an toàn và đáng tin cậy, tuy nhiên điểm yếu của bridge này là mới chỉ hỗ trợ việc lưu chuyển dòng tiền từ Layer 1 Ethereum lên Layer 2, trong khi các giải pháp bridge khác đang dần hỗ trợ việc đưa dòng tiền từ cả các hệ sinh thái khác (khác Ethereum) lên Arbitrum.
Hiện tại, chủ yếu dòng tiền vào hệ sinh thái Arbitrum là thông qua bridge Arbitrum – Ethereum tại đây. Anh em có thể đưa bất cứ token ERC-20 nào lên Arbitrum thông qua bridge.
Lượng phí hiện tại để thực hiện một giao dịch bridge ở mức $13-15.
Hiện tại, mới chỉ có Celer cBridge đã hoạt động. Celer cBridge kết nối 10 chain khác nhau, bao gồm Ethereum, BSC, Polygon, Arbitrum, xDai, Fantom, Avalanche, Optimisn, OKEx Chain và HECO Chain.
Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn còn một số điểm hạn chế, ví dụ như chưa hỗ trợ nhiều token, chủ yếu hỗ trợ chuyển stablecoin giữa các hệ.
Ren Bridge hỗ trợ wrap các tài sản thành tài sản renXXX như renBTC lên các chain mà họ hỗ trợ.
Hiện tại, tài sản Ren có giá trị lớn nhất và đáng kể nhất trên Arbitrum là renBTC, với hơn 550 renBTC ở trên Arbitrum – tổng giá trị ở khoảng $26M. Chủ yếu lượng renBTC này (528 renBTC) được đưa vào Curve để cung cấp thanh khoản cho cặp wBTC-renBTC. Bởi Ren Protocol cũng hỗ trợ rất nhiều các loại tài sản khác, nên đây có thể là một bridge mang dòng tiền lớn cho hệ sinh thái Arbitrum.
Arbitrum được phát triển bởi Offchain Labs với ba thành viên sáng lập: Harry Kalodner, Steven Goldfeder, Ed Felten cùng nhiều thành viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học máy tính và tiền mã hóa khác.
Ed Felten (Co-founder & Chief Scientist): Ông từng là giáo sư khoa học máy tính và quan hệ công chúng tại Đại học Princeton. Ngoài ra, Ed Felten còn có hơn hai năm kinh nghiệm làm việc tại Nhà Trắng với tư cách là phó giám đốc công nghệ Hoa Kỳ và cố vấn cấp cao cho tổng thống.
Harry Kalodner (Co-founder & CTO): Ông từng là ứng viên Tiến sĩ tại Princeton. Ông nghiên cứu về kinh tế, tính ẩn danh và khả năng tương thích của tiền mã hóa.
Steven Goldfeder (Co-founder & CEO): Steven có bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton. Ông là đồng tác giả của “Bitcoin and Cryptocurrency Technologies”, cuốn sách giáo khoa hàng đầu về tiền mã hóa.
Dự án Arbitrum được đầu tư bởi những quỹ đầu tư lớn và uy tín, có thể kể đến như: Coinbase Venture, Alameda Research, OKEX, Samsung Next….
Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy số lượng giao dịch trên mạng lưới này tính theo ngày có đã có mức tăng đột biến sau sự kiện Arbitrum chính thức khởi chạy Mainet vào tháng 09/2021. Tuy nhiên sau đó nó đã có những điều chỉnh đi xuống và đến nay vẫn chưa phục hồi được mức ATH với 267.608 giao dịch vào ngày 12/09/2021.
Số lượng giao dịch hàng ngày trên Arbitrum – Nguồn: Arbiscan.io
Tính đến thời điểm viết bài (tháng 03/2022) số lượng giao dịch hàng ngày trên mạng lưới Arbitrum đang ở ngưỡng trên 50k giao dịch 1 ngày (theo Arbiscan). Lượng daily transaction này không có quá nhiều biến động trong khoảng thời gian 4 tháng trở lại đây.
Cũng vào thời điểm tháng 09/2021, hệ sinh thái này ngay lập tức đạt TVL gần 3 tỷ đô la chỉ sau 2 tuần chính thức khởi chạy Mainet. Cho đến thời điểm hiện tại, TVL trên hệ sinh thái Arbitrum đã đạt mức 3,73 tỷ đô la Mỹ (15/03/2022), giảm 9,7% so với ATH (02/04/2022).
Tuy nhiên, với TVL này thì Arbitrum hiện vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng các giải pháp Layer 2 tính theo TVL (theo số liệu của L2BEAT), bỏ xa dự án ở vị trí thứ 2 là dYdX với TVL đạt 983 triệu đô la mỹ.
Tương tự như mức độ tăng trưởng của TVL trên hệ sinh thái Arbitrum sau khi Mainet. Số lượng người dùng duy nhất trên hệ sinh thái Arbitrum cũng đạt được những thành tựu vượt bậc trong tháng 09/2021.
Sau khoảng thời gian đó, tuy số lượng Unique addresses của Arbitrum biến động không quá mạnh nhưng lại có sự tăng trưởng đều đặn qua từng tuần. Hiện tại (04/2022) có khoảng trên 452.000 người dùng trên mạng lưới Arbitrum (theo Arbiscan).
Tương tự như các thống kê về TVL, số lượng giao dịch và số lượng ví thì biểu đồ số lượng người nạp/rút của Arbitrum cũng có những điều chỉnh giảm so với thời điểm đạt ATH vào thời điểm tháng 09/2021 và tháng 10/2021.
Trên đây là toàn bộ thông tin về công nghệ Blockchain. ZeusC.net hy vọng thông qua bài viết anh em đã phần nào hiểu được khái niệm blockchain là gì và những kiến thức cơ bản cần thiết xoay quanh của nền tảng blockchain này.
Nội dung bài viết không được xem là một lời khuyên về đầu tư, do đó anh em cần tìm hiểu kỹ càng và trang bị cho mình đầy đủ cho mình kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
Nếu anh em có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết có thể tham gia vào các kênh MXH của ZeusC để cùng thảo luận và trao đổi các vấn đề thắc mắc nhé!
Chủ đề liên quan