Trang chủ › Coin › Altcoin là gì? Top 8 đồng Altcoin có vốn hoá cao nhất hiện nay
Altcoin là gì? Top 8 đồng Altcoin có vốn hoá cao nhất hiện nay
admin
|
29/01/2022
Altcoin – khái niệm đã quá quen thuộc với những anh em tham gia đầu tư tiền điện tư. Tuy nhiên với những anh em newbie mới tìm hiểu về crypto thì đây lại là khái niệm khá mới mẻ. Vậy Altcoin là gì? Altcoin được tạo ra mới mục đích gì tất cả sẽ được ZeusC.net giải đáp cho anh em trong bài viết dưới đây.
Altcoin là gì?
Altcoin là từ ghép bởi hai chữ cái: Alternative (thay thế) và coin (tiền điện tử); với hàm ý đây sẽ là đồng tiền điện từ mang tính chất thay thế cho Bitcoin. Nói thêm một chút thì vì Bitcoin là cryptocurrency đầu tiên xuất hiện trên thế giới, nên từ nay trở về sau bất kỳ đồng nào ra đời sau đều mặc định là đồng thay thế cho Bitcoin. Ngoài ra, Altcoin cũng thể hiện loại tiền tệ thay thế cho các loại tiền tệ fiat truyền thống.
Ví dụ: ETH, BNB, CELO,… đều được coi là Altcoin
Nguồn gốc ra đời của Altcoin ?
Trước đây, thị trường Cryptocurrency chỉ có duy nhất một đại diện là Bitcoin. Tuy nhiên, qua thời gian, Bitcoin dần bộc lộ nhiều hạn chế như:
Tốc độ giao dịch rất chậm
Blockchain phức tạp, không thân thiện với các nhà phát triển
Smart contract chưa được thích hợp
Tiêu tốn nhiều điện năng do sủ dụng cơ chế Proof of Work
Nhận thấy được điều đó, các nhà phát triển đã tạo nên những loại Cryptocurrency mới, dựa trên mã nguồn mở của Bitcoin. Năm 2011, những Altcoin đầu tiên được ra đời, với đại diện khai màn là Namecoin của nhà phát triển Andrew Chow.
Có tất cả bao nhiêu đồng ltcoin?
Theo thống kê của CoinMarketCap, trên thế giới hiện nay đang có 17.642 Cryptocurrency đang lưu hành trên thị trường (6/2022). Đa phần các Altcoin sở hữu vốn hóa Nhỏ – Trung Bình, dao động từ vài trăm ngàn tới hàng tỷ $. Đa phần các dự án này đều có sự không ổn định, giá cả lên xuống thất thường. Điều này vừa đem lại cơ hội lớn cho những nhà đầu tư biết ‘lựa cơm gắp mắm’, bất chấp những nguy cơ có thể gặp phải là không hề nhỏ.
Đặc điểm của Altcoin
Phân loại Altcoin
Mỗi đồng Cryptocurrency được ra đời phục vụ một mục đích kinh tế riêng cho dự án trong Blockchain. Vì vậy, không phải Altcoin nào cũng có những đặc tính giống nhau. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, Altcoin có thể được chia thành 3 mục sau:
Coin nền tảng
Coin nền tảng là những Cryptocurrency đã có vị thế tốt trên thị trường, được phát triển trên một Blockchain riêng. Những coin này có thể đứng độc lập mà không bị phụ thuộc giá trị vào bất cứ đồng coin nào khác.
Những đồng coin này thường có được sự ổn định tốt nên thường được ưu tiên giao dịch trên các sàn lớn trên thế giới như Binance, Huobi,… Hiện tại, cơ chế mint hạn chế đang khiến cho số lượng coin nền tảng lưu hành trên thị trường tương đối khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu với những đồng coin này lại ở mức rất cao, thích hợp để các nhà đầu tư hodl lâu dài.
Coin nền tảng là gì ?
Một số coin nền tảng tiềm năng trên thị trường hiện nay như:
BNB – hệ sinh thái Binance Smart Chain
SOL – Hệ sinh thái Solana
ETH – Hệ sinh thái ERC-20
BTC – Hệ sinh thái Bitcoin
NEAR – Hệ sinh thái NEAR Protocol
UNI – Hệ sinh thái Uniswap
LINK – Hệ sinh thái Chainlink
ADA – Hệ sinh thái Cardano
NEO – Hệ sinh thái Neo
Stable Coin
Stable Coin là một loại Cryptocurrency được gắn với một tài sản cố định như tiền fiat, hàng hóa (vàng, bạc,…) hoặc là một đồng tiền điện tử khác. Điều này giúp cho Stablecoin vẫn giữ được trọn vẹn những điểm mạnh của Cryptocurrency, trong khi vẫn giữ được độ ổn định về giá trị.
Việc sử dụng Stable Coin để thay thế cho tiền pháp định sẽ giúp người dùng giảm thiểu chi phí giao dịch bởi tốc độ luân chuyển của loại tiền này rất nhanh, không cần thông qua hệ thống ngân hàng.
Tính đặc trưng Stable Coin mang lại là: bình ổn giá, giao dịch phi tập chung, tính bảo mật cao và có thể mở rộng.
Ngoài ra, loại tiền Stable Coin này còn được phân thành 3 loại nhỏ khác nhau:
Stable coin – tài sản nợ: Loại Stable coin này neo theo giá trị của một số loại tiền pháp định như: USD, EUR, JPY, … Thường chúng sẽ được trao đổi với USD theo tỷ lệ 1:1 và mức chênh lệch không quá lớn. Tuy nhiên, Stable Coin này lại bị phụ thuộc vào tiền pháp định và hệ thống ngân hàng. Bởi vậy, Stable Coin tài sản nợ sẽ được xếp vào loại tiền tệ tập trung.
Stable coin – thế chấp: Đây là loại Stable coin được thế chấp cho một loại tiền điện tử khác. Chúng sẽ được thế chấp theo dạng 1 USD Stablecoin lại đảm bảo bởi 2 USD tiền mã hóa.
Stable coin – không thế chấp: Loại Stable Coin này phụ thuộc chủ yếu theo cung cầu thực tế của thị trường. Khi giá tăng, nguồn cung sẽ được điều chỉnh giảm. Trong trường hợp ngược lại là giá giảm, nguồn cung được điều chỉnh tăng lên.
Các loại Token khác
Ngoài ra, còn một nhóm Digital Tokens. Loại đồng altcoin này sẽ được phát hành theo dạng ICO sử dụng trong mạng lưới ứng dụng, khởi chạy trên mạng lưới Blockchain.
Loại coin này sẽ được sử dụng chính để thanh toán phí dịch vụ trong nền tảng khi khởi chạy.
So sánh Altcoin và Bitcoin
Với những anh em mới tìm hiểu về thị trường crypto thì sẽ rất dễ nhầm lẫn và chưa hiểu rõ được sự khác biệt giữa Altcoin và Bitcoin.
Xét ở từng khía cạnh cụ thể thì cả Altcoin và Bitcoin có nguồn cung, nền tảng Blockchain, ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Xét về mức độ phổ biến, Bitcoin sẽ có phần nhỉnh hơn. Thế nhưng, tính tới thời điểm hiện tại Altcoin đã chứng minh được nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với Bitcoin. Bitcoin thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thanh toán dịch vụ tại các hệ thống với mức phí giao động rất cao. Còn với Altcoin thì mức phí này được giảm đi hơn rất nhiều.
Với hàng ngàn các dự án Altcoin nhưng dự án có đủ sức để “đối đầu” với Bitcoin không hề nhiều. Và tất nhiên chỉ số thống trị của Bitcoin không còn được áp đảo như xưa. Sự ra đời của các Altcoin sẽ giúp trader có thêm rất nhiều sự lựa chọn để đầu tư.
Có nên mua Altcoin vì nó rẻ hơn nhiều so với Bitcoin
Khi mới bắt đầu tham gia vào thị trường tiền điện tử, một số anh em sẽ có tâm lý quan tâm đến giá coin và số lượng mua được.
Nhiều anh em có suy nghĩ “Đồng này rẻ hơn Bitcoin nhiều. Với số tiền mình có thì có thể mua được nhiều đồng. Chờ nó lên giá cao thì lời nhiều hơn là mua bitcoin”.
Nên mua Altcoin hay Bitcoin
Tuy nhiên, đây lại chính là sai lầm khiến nhiều anh em mất tiền. Vì giá cả quyết định do cung và cầu nên dù những đồng altcoin rất rẻ nhưng nếu không có ai mua thì nó cũng sẽ bị tụt.
Có những đồng altcoin có nguồn cung lên tới 1 tỷ coin trong khi đó Bitcoin chỉ có 21 triệu coin nên việc bị chênh lệch về giá là điều hiển nhiên. Giống như món đồ bạn mua hàng limited thì giá lúc nào cũng sẽ cao hơn hàng đại trà, vì thế không phải cứ rẻ là mua được và sẽ “ngon ăn” anh em cần lưu ý vấn đề này.
Lưu trữ Altcoin ở đâu?
Có nhiều cách để anh em có thể lưu được đồng Altcoin. Với những đồng Altcoin anh em dùng để trader thì có thể lưu trữ trực tiếp ở trên sàn.
Còn với những anh em nào mua Altcoin để đầu tư dài hạn thì nên tìm một ví để lưu trữ cho an toàn.
Một số loại ví phổ biến và hỗ trợ lưu được nhiều coin cho anh em như:
Ledger Nano S
Ledger Nano X
Ví trust
Top 9 Altcoin có vốn hoá cao nhất
1. Ethereum (ETH)
ETH là đồng tiền có Marketcap lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Bitcoin. Được gây dựng nên bởi dự án Ethereum Blockchain, một dự án nâng cấp dựa trên mã nguồn mở của Bitcoin; với tham vọng kiến tạo nên môi trường phát triển lành mạnh cho các dự án.
Ethereum là gì ?
Ưu điểm:
Tính bảo mật cao
Ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực
Vốn hóa lớn
Có đầy đủ các thành phần như DApps, DAO và hợp đồng thông minh (Smart Contract) trên Blockchain
Rất nhiều dự án đã được thực hiện trên nền tảng phu tập trung này. Giới chuyên gia vẫn đánh giá Ethereum là loại tiền điện tử tiềm năng nhất trong tương lai.
Nhược điểm:
Chưa khai thác được hết tiềm năng mở rộng của cả dự án. Bản cập nhật ‘The Merge’ (dự kiến ra mắt trong năm 2022) sẽ xử lý vấn đề này.
2. Binance Coin (BNB)
Binance hiện là sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất trên thế giới tính theo khối lượng giao dịch. Hiện sàn Binance đã tạo ra đồng coin riêng là Binance Coin (BNB) như một phương tiện để người chơi có thể thanh toán các khoản chi phí khi giao dịch trên sàn này.
BNB Coin là gì ?
Ưu điểm:
Binance Coin có mức giá giao dịch hấp dẫn, khi anh em giao dịch Binance Coin trên sàn Binance sẽ không mất bất kỳ chi phí phát sinh nào.
Sử dụng Binance Coin khi giao dịch để nhận các đồng tiền kỹ thuật số khác sẽ giúp anh em giảm chi phí giao dịch.
Giá trị của đồng coin này đang tăng lên đáng kể trong những năm qua.
Nhược điểm:
Dễ bị ảnh hưởng do những sự kiện tiêu cực, đảo lộn dòng tiền.
Việc giảm chi phí hàng năm xuống sẽ khiến BNB bị lỗi thời trong mắt nhà đầu tư nếu không chứng minh được giá trị của đồng coin này.
3. Solana (SOL)
Solana là đồng coin được ra đời vào năm 2017 bởi nhà sáng lập Anatoly Yakovenko. Giống như Bitcoin hay ETH, Solana cũng được xây dựng trên nền tảng Blockchain, tuy nhiên điểm nổi bật của đồng coin này là đã cải thiện và khắc phục rất tốt vấn đề về tốc độ và phí giao dịch mà các nhà mạng blockchain trước đó gặp phải.
Solana là gì ?
Ưu điểm:
Tốc độ giao dịch của Solana có thể hỗ trợ tới 50.000 giao dịch/giây. Tốc độ này được đánh giá là nhanh hơn rất nhiều lần so với Bitcoin hay ETH. Tổng lượng giao dịch trên mỗi giây của Solana có thể sánh ngang với hệ thống thanh toán phổ biến nhất thế giới là Visa.
Mức phí giao dịch trên mạng lưới Blockchain của Solana có chỉ mất khoảng 0,00001 USD rẻ hơn rất nhiều lần so với Binance Smart Chain hay Ethereum.
Hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Solana cũng vô cùng đa dạng với sự góp mặt của nhiều dự án mới tiềm năng.
Nhược điểm:
Solana vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm, vì thế mạng lưới vẫn chưa thực sự ổn định và vận hành trơn tru.
Nhiều anh em vẫn còn hoài nghi về khả năng sinh lời của đồng coin này khi hiện tại hệ sinh thái của nó vẫn chưa được phát triển và hoàn thiện với các dòng sản phẩm mang tính ứng dụng thực tế.
4. Cardano (ADA)
Ngay khi ra mắt, Cardano đã thu về được thành công vang dội khi nằm trong top 5 đồng Altcoin sở hữu vốn hóa lớn nhất thị trường. Charles Hoskinson được xem là cha đẻ của đồng coin Cardano sau khi quyết định rời bỏ dự án mạng Ethereum do mâu thuẫn.
Cardano là gì ?
Ưu điểm:
Cardano (ADA) nuôi tham vọng sẽ soán ngôi của Ethereum để trở thành đồng Altcoin có vốn hóa lớn nhất thị trường tiền điện tử.
Mạng blockchain của Cardano cũng là ứng dụng đồng thuận PoS cho phép toàn mạng lưới được vận hàng ổn định mà tiêu tốn ít năng lượng.
Nhược điểm:
Dự án mới chỉ là blockchain tập trung, chưa có nhiều sản phẩm ứng dụng thực tế trong tương lai.
Ví chính thức của Cardano không có khả năng đồng bộ hóa các khối, thiếu đi tính kết nối với mạng và các giao dịch.
5. Litecoin (LTC)
Litecoin được xem là một bản sao trong một nhánh của Bitcoin. Litecoin có thể thực hiện được các cải tiến kỹ thuật như SegWit.
Litecoin là gì ?
Ưu điểm:
Tốc độ giao dịch của Litecoin được đánh giá là nhanh gấp 4 lần so với Bitcoin. Tốc độ đóng các khối của Bitcoin là 10 phút, trong khi đó Litecoin chỉ mất khoảng 2.5 phút để thực hiện.
Litecoin tương đối ổn định so với các Altcoin khác vì nó hoạt động dựa trên thuật toán Scrypt.
Phí giao dịch thực hiện trên Litecoin tương đối thấp.
Nhược điểm:
Việc đầu tư vào Litecoin sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với những đồng altcoin khác vì cơ quan không quản lý.
Do Bitcoin chấp nhận bản cập nhật SegWit nên đã làm mất đi một trong những điểm bán hàng độc đáo của Litecoin.
6. Bitcoin Cash (BCH)
Bitcoin Cash là một Fork vĩnh viễn khác của Bitcoin. Nếu anh em không thích SegWit thì Bitcoin Cash sẽ là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn. Hiện tại vốn hóa của BCH là 7.7 tỷ đô la.
Bitcoin Cash là gì ?
Ưu điểm:
Phí giao dịch của Bitcoin Cash chỉ ở khoảng 0.0019 đô la, mức phí này được xem là thấp hơn so với Bitcoin rất nhiều lần.
Thời gian chuyển của Bitcoin Cash cao hơn BTC vì vậy không phải đợi lâu hơn để xác minh giao dịch.
Bitcoin Cash sở hữu công nghệ Blockchain có kích thước khối được cải thiện lên 8MB thay vì chặn kích thức của Bitcoin là 1 MB. Kích thước này sẽ giúp tốc độ giao dịch trở nên nhanh hơn rất nhiều.
Nhược điểm:
Việc phân biệt giữa Bitcoin và Bitcoin Cash cũng là một đề bởi do đều cùng quan tâm đến việc tập trung hóa.
Bitcoin Cash có ít cặp tiền giao dịch so với Bitcoin, vì thế cách nhà đầu tư cũng sẽ hạn chế giao dịch bằng đồng altcoin này.
Tỷ lệ tương thích cho các ngành có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của BCH trên thị trường tiền điện tử.
7. Ripple (XRP)
Ripple vừa là đồng tiền kỹ thuật số và cũng vừa là nền tảng hợp lý hóa các khoản thanh toán quốc tế. Hiện tại, Ripple đang là đồng coin xếp hạng vị trí thứ 8 trên coinmarketcap với tổng vốn hóa đạt 18 tỷ đô la.
Ripple là gì ?
Ưu điểm:
Mạng Ripple có tính bảo mật rất cao, sở hữu một số tính năng vượt trội hơn nhiều so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Tỷ lệ chấp nhận của Ripple (XRP) khá cao giữa các viện tài chính nhờ khả năng truy xuất nguồn gốc cao và các giao dịch tức thời của nó.
Nhược điểm:
Các nhà phát triển là người quyết định việc khi nào và có bao nhiêu Ripple được phát hành.
Ripple dễ bị gặp lỗi tấn công bằng mã truy cập.
Mặc dù tạo được niềm tin và sự tin tưởng với các nhà đầu tư & tổ chức tài chính. Xong tập của Ripple có tỷ lệ tương thích thấp.
8. Polkadot – DOT
Polkadot là sản phẩm sáng tạo bởi nhóm lãnh đạo mạng Ethereum. Sự ra đời của đồng Polkadot nhằm thúc đẩy quá trình đồng thuận của hệ sinh thái Blockchain. Polkadot sở hữu chuỗi khối đặc biệt có khả năng giải quyết tốt thách thức mở rộng và tăng cường tính tương tác.
Polkadot là gì ?
Ưu điểm:
Polkadot có khả năng xử lý song song nhiều giao dịch.
Đa dạng các ứng dụng như Polkastarter, Exeedme, Kusama, Polkaswap…
Khả năng tương tác và giao tiếp cross-chain
Tự quản lý: Các cộng đồng trên Polkadot có thể tự quản lý và nắm giữ cổ phần minh bạch trong tương lai của nền tảng Polkadot.
Nhược điểm:
Chịu sự cạnh tranh gay gắt của với Cardano, Binance Chain, Stellar, EOS và Solana để tranh giành ngôi vị “Ethereum Killer”
Là nền tảng mới được xây dựng nên còn lạ với nhiều nhà đầu tư.
Phân phối nguồn cung chưa rõ ràng khiến giới đầu tư e ngại.
Tổng kết
Trước cơn sốt Cryptocurrency đang nổi lên hàng trong những năm trở lại đây, rât nhiều dự án đang mọc lên như nấm sau mưa và liên tục listing các Altcoin trên các sàn ở cả 2 hình thức DEX và CEX. Theo mình, hiện tại chỉ có những Coin nền tảng là đáng để anh em đầu tư trong dài hạn. Phần lớn các dự án còn lại đều có những sự lên xuống tương đối thất thường, do đó anh em chỉ nên tham khảo trading những token này để đảm bảo rủi ro ở mức có thể kiểm soát được
Cảm ơn anh em đã đọc hết bài viết này ! Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về bài viết anh em để lại bình luận phía bên dưới đội ngũ ZeusC.net sẽ hỗ trợ giải đáp luôn và ngay. Anh em cũng đừng quên them gia vào gia nhóm của ZeusC để cùng thảo luận cùng các admin và nhiều member khác nhé.
Hy vọng bài viết “Altcoin là gì? Top 5 đồng Altcoin có vốn hoá cao nhất” đã mang đến những thông tin bổ ích cho anh em.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về bài viết anh em để lại bình luận phía bên dưới đội ngũ ZeusC.net sẽ hỗ trợ giải đáp luôn và ngay. Anh em cũng đừng quên them gia vào gia nhóm của ZeusC để cùng thảo luận cùng các admin và nhiều member khác nhé.